Học quản lý công nợ để quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Đăng bởi EHOU ngày 01/08/2017

 

Ngày 29/07/2017 vừa qua, Trung tâm đào tạo Elearning tổ chức giao lưu chuyên đề tháng 7 về “kỹ năng quản trị và thu hồi công nợ”. Đây là một nội dung rất được nhiều các anh chị sinh viên EHOU mong đợi.

 

Vậy hiểu về công nợ thế nào cho đúng? Quản lý những khoản nợ ra sao? Thu hồi bằng cách nào để vừa được việc mà vẫn hợp pháp và đặc biệt là không làm “sứt mẻ” mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác? Những kỹ thuật, kỹ năng quản lý và thu hồi công nợ chuyên biệt nào cần phải trang bị?…

 

Với các vấn đề trên Thạc sỹ Tạ Kim Yến, giám đốc tài chính, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tư vấn A&A đã giúp các bạn sinh viên EHOU hiểu được bản chất và giải quyết được vấn đề hợp lý.

 

 

Công việc của kế toán công nợ là quản lý và theo dõi công nợ: Các khoản thu, chi, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Có thể mô tả đơn giản như sau: THU THẬP -> THEO DÕI à PHÂN LOẠI à KIỂM TRA à GIÁM SÁT -> TỔNG HỢP à TIẾN HÀNH. Trong đó việc THEO DÕI là nhiệm vụ khá quan trọng. Với nhiệm vụ này từng hóa đơn, từng khoản thanh toán, từng khách hàng hoặc nhà cung cấp đều được cập đầy đủ. Giúp cho người quản lý nắm được thông tin một cách rõ ràng và tin cậy. Một nhiệm vụ rất cần thiết và chắn chắn một số bạn mới làm kế toán và chưa nhiều kinh nghiệm, nên việc xử lý vấn đề này là rất khó. Đó là nhiệm vụ TIẾN HÀNH trích lập các khoản dự phòng. Nếu kế toán không theo dõi chi tiết và không có đầy đủ chứng cứ để xác định các khoản nợ, thì không có cơ sở để ghi nhận và hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

 

 

Từ chia sẻ của diễn giả, đa phần các anh chị sinh viên đều nhất trí rằng: Cẩn trọng ngay từ khâu bán chịu là cách tốt nhất để hạn chế các khoản nợ. Các cụ xưa vấn nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phần lớn các khoản nợ khó đòi đều phát sinh từ chính sách bán chịu của doanh nghiệp, nhưng cần cẩn trọng hơn trong việc đặt ra tiêu chuẩn, điều khoản cũng như thời hạn bán chịu. Khi đó doanh nghiệp sẽ xem xét và lựa chọn một trong các cách đòi nợ theo phương pháp 3L đó là:  (Pháp lý xác thực tình trạng khoản nợ, và pháp lý trong cách thức đòi nợ).  (Sự kiên nhẫn của cá nhân đòi nợ, phải kiên nhẫn hơn sự chai lì của con nợ) và Lụy (Phải biết nhu cương trong từng thời đoạn, đôi lúc phải hạ sự tức giận của bản thân để thuyết phục con nợ trả nợ đúng hạn)

 

Thực tế, dù doanh nghiệp đã cẩn thận khi đưa ra chính sách bán chịu và tìm mọi cách đảm bảo thu nợ đúng hạn thì tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn diễn ra. Tùy từng đối tượng khách hàng, tùy mức độ nợ mà doanh nghiệp sẽ có những cách xử lý khác nhau. Nếu khách nợ vẫn chây lì, đã đến lúc doanh nghiệp của chúng ta phải tỏ thái độ đòi nợ dứt khoát. Chỉ khi nào thực sự tranh chấp không xử lý được mới đưa nhau và tòa, đồng thời khi đưa ra tòa phải đẩy đủ hồ sơ pháp lý nêu trên. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 3 tổ chức: Thuê công ty đòi nợ; Tòa án kinh tế; Trọng tài kinh tế để hỗ trợ đòi nợ.

 

 

Chia sẻ về buổi chuyên đề này, Anh Nguyễn Văn Tiến, Sinh viên lớp BHN55, đồng thời đang là giám đốc công ty TNHH Tiến Bộ cho rằng: “Buổi giao lưu chuyên đề này rất bổ ích và thiết thực. Bản thân anh đã rút ra được 3 bài học trong quản lý công nợ để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp: 1 là Doanh nghiệp cần có quy trình quản lý công nợ rõ ràng, đầy đủ. 2 là nhân viên kế toán công nợ cần có các kỹ năng về quản lý văn phòng như các ứng dụng excel… và thứ 3 chắc chắn phải là Hạn chế bán nợ ra ngoài ngay từ đầu”.

 

Anh Nguyễn Phú Hợp, cựu sinh viên và hiện đang là giám đốc của công ty TNHH KYNKYO cho biết. “Tôi rất biết ơn Trung tâm đào tạo Elearning – Viện Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức các chuyên đề học tập cho sinh viên. Với nội dung hôm nay tôi tiếp thu được là rất giá trị. Tôi sẽ có cách để quản lý nợ cho an toàn hơn. Tôi rất mong nhà trường tiếp tục tổ chức các buổi giao lưu chuyên đề để chúng tôi có nhiều cơ hội cập nhật các kiến thức thực tế hơn”.

 

Bài: Bùi Nga; Ảnh: Phan Hiệp